Chúng tôi là ai

Dự án của chúng tôi là gì ?

Công việc của DAKADO là được thành lập để cung ứng thực phẩm sạch an toàn đến người tiêu dùng, tập thể DAKADO đã và đang làm việc hết mình vì niềm tin đó. DAKADO hiểu người tiêu dùng có quyền lựa chọn cho mình những sản phẩm ngon, giàu dinh dưỡng và đặc biệt phải được kiểm soát chất lượng sản phẩm từ khâu giống, trồng trọt và thu hoạch, chế biến, tiêu thụ.

Xem tiếp»

Công việc của chúng tôi

service 1

Tư vấn sản xuất hồ tiêu an toàn

Với đội ngũ quản lý, kỹ sư, thợ lành nghề, dồi dào kinh nghiệm, Dakado sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng về chất lượng thực phẩm xanh sạch đồng thời thể hiện được giá trị thương hiệu. Đội ngũ Dakado tư vấn quy trình sản xuất tiêu sạch đạt chuẩn Châu Âu và thu mua sản phẩm theo giá trị trường, cộng thêm thưởng và chương trình ký gởi giá lên.

Đọc tiếp»

service 2

Thu mua tiêu sạch

Các điểm thu mua của Dakado được đặt gần các vùng hồ tiêu trọng điểm như Buôn Ma Thuột, Cư Mgar, Việt Đức, ... se thuận tiện trong việc chăm sóc người trồng tiêu và cung ưng nguồn hàng đạt chất lượng nhất cho người tiêu dùng.

Đọc tiếp»

service 3

Chương trình ký gởi áp dụng giá lên

CHƯƠNG TRÌNH NÔNG DÂN KÝ GỞI ÁP DỤNG GIÁ LÊN: Giá lên: được bán theo giá lên Giá xuống: bảo đảm giá chốt khi gởi hàng. Chỉ áp dụng cho nông dân làm tiêu sạch   Thuận lợi Ký gởi: + Hôm nay giá đỉnh điểm: muốn gởi để giữ giá chốt lời + Khỏi lo mất hàng, phát hành Séc ngân hàng bảo đảm khi ký gởi hàng. + Công ty uy tín, hợp tác lâu dài

Đọc tiếp»

service 4

Thưởng tiêu sạch 3.000d/kg

Giá thu mua: Chính xác theo từng thời điểm, cao hơn giá người thu gom thông thường ít nhất 500d – 1.000d/kg, cập nhật giá hàng ngày. Thưởng Zem, độ theo thị trường. Thưởng cho người trồng tiêu sạch từ 2.000d – 5.000d/kg. Công ty tổ chức Chương trình tập huấn sản xuất tiêu sạch bền vững Chương trình tạo điều kiện liên kết Ngân hàng vay vốn sản xuất ưu đãi. Công ty tổ chức Chương trình tư vấn sử dụng phân bón, thuốc BVTV.

Đọc tiếp»

Các tổ hợp tác tiêu biểu

Thành lập các Tổ Hợp tác sản xuất tiêu an toàn. Các hộ dân tham gia sản xuất tiêu trong Chuỗi giá trị của Dakado và đối tác Châu Âu (sau đây được gọi là “Công ty”) được tổ chức thành các Tổ hợp tác, bao gồm 1 tổ trưởng và các tổ viên nhằm hướng dẫn người trồng tiêu sản xuất tiêu theo quy trình tiêu sạch, không nhiễm các Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép chi tiết theo Bảng dưới dây, và Tổ trưởng đại diện Công ty thu mua tiêu của các hộ sản xuất với giá thị trường và công thưởng trực tiếp cho người trồng thông qua bao bì đánh dấu truy nguyên nguồn gốc vườn tiêu. ...

Xem tất cả

Tin tức

Sản xuất hồ tiêu an toàn phát sóng trên Đài truyền hình Dak Lak



Thông tin Chương trình Sản xuất hồ tiêu an toàn của DAKADO Group & NEDSPICE phát sóng trên Đài truyền hình Dak Lak.




Chi tiết

Cách đo tiêu



Để minh bạch thông tin hoạt động của Hội sản xuất Hồ tiêu An toàn. Chúng tôi sẽ cập nhật giá thu mua tiêu từ nông hộ hàng ngày trên Nhóm Facebook này. Các bạn có thể xem giá hàng ngày tại đây! Đính kèm là file cách tính giá Thu mua tiêu, các bạn có thể tải về và hướng dẫn cho các vườn tham gia sản xuất Hồ tiêu An toàn để tránh trường hợp bị thương lái thu mua ép giá, cân sai, đo sai độ ẩm, dung trọng...


https://www.facebook.com/groups/1004093276392554/



Chi tiết

Đâu là nguyên nhân khiến hồ tiêu Tây Nguyên chết như “ngả rạ” ?x`

Hàng ngàn ha hồ tiêu ở Tây Nguyên đang bị bệnh, dẫn đến bị chết, nguyên nhân không khó nhận diện: Đó là chính những chủ vườn đang vô tình “đầu độc” vườn tiêu của chính mình, dưới nhiều hình thức…
Tan tác những vườn tiêu bị dịch bệnh
“Tiêu chết do… giá cao”
Đó là đánh giá của ông Trương Phước Anh – Giám đốc Sở NN&PTNT Gia Lai: Giá hồ tiêu liên tục tăng cao trong nhiều năm dẫn đến việc người dân thâm canh quá mức: Sử dụng phân bón quá liều lượng, sử dụng phân phức hợp không cân đối tỷ lệ N – P – K và các chất kích thích, phân bón đậm đặc để thu năng suất cao đã làm cho cây mất cân bằng dinh dưỡng, mất khả năng đề kháng tự nhiên dẫn đến dễ bị nấm bệnh tấn công gây hại. Một nguyên nhân khác là do nguồn gốc giống không được chọn lọc, sử dụng không rõ nguồn gốc, bị nhiễm bệnh trước khi đưa ra vườn.
Giá hồ tiêu liên tục ở đỉnh điểm trong nhiều năm, trong khi các loại cây trồng khác như cao su, cà phê liên tục mất mùa và mất giá, khiến không ít nông dân ồ ạt mở rộng diện tích hồ tiêu. Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích hồ tiêu của cả nước đã vượt ngưỡng 85.000 ha – vượt quy hoạch hơn 30.000 ha. Riêng tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ, diện tích hồ tiêu chiếm trên 51% diện tích hồ tiêu toàn quốc, sản lượng chiếm trên 91% tổng sản lượng hồ tiêu toàn quốc.
Trong đó, Gia Lai là tỉnh có diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu lớn so với cả nước. Ngày 7/10/2010, UBND tỉnh Gia Lai đã có Quyết định số 681/QĐ-UBND, về việc quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó, diện tích hồ tiêu được quy hoạch của tỉnh đến năm 2015 là 6.000 ha, tầm nhìn đến năm 2020 vẫn giữ ổn định ở quy mô 6.000 ha. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, diện tích hồ tiêu của tỉnh này đã lên đến khoảng 16.000 ha. Như vậy, diện tích hồ tiêu của tỉnh Gia Lai – tính đến thời điểm này đã vượt khoảng 10.000 ha, gấp nhiều lần so với quy hoạch.
Ồ ạt mở rộng diện tích, trong khi kiến thức về cách chăm sóc, cách sử dụng thuốc BVTV, cách chọn giống tốt lại không có, dẫn đến vườn cây ngày một xuống cấp, dịch bệnh lây lan…
Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại tiêu liên tục cũng là nguyên nhân
Thủ phạm là… chủ vườn
Nông dân Lê Thanh Hưng (thôn Thiên An, xã Ia Blứ) có vườn tiêu hơn 1.300 trụ đang trong giai đoạn thu hoạch, đột nhiên chết đồng loạt không rõ nguyên nhân. Ban đầu chết rải rác, rồi chết cả vườn, ai bày gì anh cũng thử, đủ cách nhưng vườn tiêu vẫn vô phương cứu chữa. Hỏi chết vì bệnh gì: Bó tay !
Theo ThS Nguyễn Quang Ngọc – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây hồ tiêu: Nói về bệnh trên cây hồ tiêu, đầu tiên và nghiêm trọng nhất là do nhiễm virus, đặc biệt là ở Gia Lai nhiều vườn tiêu bị nhiễm rất nặng.
Bệnh này lây lan theo kiểu từ mẹ sang con, nếu lấy giống từ vườn bị nhiễm virus, mầm bệnh sẽ phát tán khắp nơi. Trong khi cây hồ tiêu được nhân giống vô tính, việc cắt cành giâm làm giống làm cho việc lây lan từ vườn này sang vườn khác càng trở nên nghiêm trọng. Hoặc trong quá trình canh tác, chỉ cần 1 đến 2 trụ trong vườn bị nhiễm mà người dân làm cỏ, cắt cành vô tình không vệ sinh dụng cụ cũng bị lây bệnh sang cây khác.
Cũng theo ThS Ngọc thì, nông dân mua giống không lựa chọn, chỉ điện thoại đặt hàng là “đầu nậu” gom giống từ các vườn chở tới bán mà không cần quan tâm đến việc tiêu giống có mang mầm bệnh hay không. Nhiều cơ sở kinh doanh cây giống chỉ vì lợi nhuận họ sẵn sàng mua cây giống với giá rẻ, sau đó nuôi bằng thuốc, phân bón ngay trong vườn ươm. Thấy cây giống xanh tốt, người dân mua về trồng thì khoảng 2-3 tháng là chết…
Cũng theo ThS Ngọc, hiện tượng các vườn tiêu bị nhiễm tuyến trùng đang là vấn đề rất nghiêm trọng, thậm chí ngay cả những vườn tiêu đang xanh tốt cũng xuất hiện tuyến trùng. Tất cả các vườn bị bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora gây ra đều xuất hiện tuyến trùng, đây là tác nhân đầu tiên tạo ra vết thương để cho nấm xâm nhiễm. Còn chết chậm là hiện tượng vàng lá chứ không phải bệnh, do canh tác dinh dưỡng không đảm bảo dẫn đến vàng lá chết chậm…
“Nông dân chưa trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về sản xuất nông nghiệp, đây là vấn đề cực kỳ quan trọng trong sản xuất, đặc biệt là với cây hồ tiêu.
Đến giờ người dân còn chưa phân biệt được thuốc sâu với thuốc bệnh, khi cây bị bệnh thì phun thuốc sâu, bị sâu thì phun thuốc bệnh.
Bón phân cho cây hồ tiêu mà mỗi lần bón đến 5-7 lạng, họ cứ nghĩ đằng nào cũng bón vào đất, cây ăn không hết thì từ từ ăn. Nhưng như thế thì quá nhiều trong khi nhu cầu thực tế chỉ cần 1,5 đến 2 lạng/gốc đối với hồ tiêu kinh doanh. Chưa kể cũng lượng phân này nhưng phải chia nhỏ ra bón nhiều lần.
Ngoài ra, theo hướng dẫn, người dân phun thuốc 2 lần/tuần, mới phun được 2 đến 3 ngày thấy không ổn, họ lại chạy mua thuốc khác về đổ vào thì không cây nào chịu nổi, tiêu chết một phần cũng do là chính người dân tự đầu độc cây, chưa kể là phân, thuốc có đảm bảo chất lượng hay không.
Ngoài ra, nhiều nông dân cũng tưới quá nhiều, cứ 3 đến 5 ngày tưới 1 lần, làm cho cây tiêu không có mùa khô, dễ bị nhiễm nấm, rồi lại đổ phân thuốc vào gốc khiến cho dư lượng này tồn đọng trong đất, cây hút đến ngày thu hoạch. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc sản phẩm hồ tiêu Việt Nam liên tục bị cảnh báo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép…”. ThS Nguyễn Quang
Nguồn Trần Đăng Lâm (NongnghiepVietNam)

Chi tiết

Đài Loan từ chối nhập lô tiêu Việt Nam do dư lượng thuốc trừ sâu


Theo tin từ Cơ quan Thông tấn Trung Ương Đài Loan (CNA), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho biết một lô hàng 25 tấn tiêu đen từ Việt Nam đã không được cấp phép nhập vào Đài Loan do phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu quá mức.
Lô hàng này do công ty Tomax Enterprise, một nhà kinh doanh gia vị nổi tiếng ở Đài Loan nhập khẩu trong tháng 5.
Trong cuộc kiểm tra an toàn mới nhất của FDA, hạt tiêu là một trong 12 mặt hàng bị từ chối cấp phép thông quan vào thị trường Đài Loan vì dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng hoặc các chất tẩy trắng quá mức.
Theo FDA, ngoài lô tiêu đen từ Việt Nam, các mặt hàng bị từ chối khác bao gồm củ cải trắng Trung Quốc, cải bắp Hàn Quốc, măng tây Thái Lan, gạo lứt Việt Nam, tôm hùm đông lạnh Brasil, mực ống Nhật Bản…
Nguồn Focus Taiwan



P/s: Có một đội ngũ DAKADO Group đang miệt mài triển khai dự án Sản xuất Hồ tiêu an toàn ở Dak Lak, Dak Nông. Dù còn nhiều chông gai nhưng chúng tôi chưa bao giờ nản chí. Hãy đồng hành cùng chúng tôi bạn nhé, để hồ tiêu Việt Nam không còn nhiều những tình trạng như bài báo này...

Chi tiết

Tiền thưởng tiêu sạch đã về đến Dak Lak

Lô hàng đầu tiên giao đến nhà máy của 3 hộ dân đã có kết quả kiểm nghiệm và ĐẠT CHUẨN DƯ LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (TIÊU SẠCH). Xin chúc mừng 3 hộ dân sau:
1. Chú Nguyễn Đăng Tính - Eahleo - Dak Lak.
2. Cô Nguyễn Thị Hương Mai - Phường Đoàn Kết - TX Buôn Hồ.
3. Anh Trần Minh Duy Hoài - Xã Ea Cưbua - Tp Buôn Ma Thuột.
Tiền thưởng 3.000₫/kg sẽ được chuyển trực tiếp đến tài khoản hoặc CMND của 3 hộ trên.



Chi tiết

Lựa chọn tương lai cho hồ tiêu

(TBKTSG) - Cho dù không “dập khuôn” theo một tỷ lệ toán học cố định, nhưng thực tế cho thấy, giá hồ tiêu trên thị trường thế giới tăng khi sản lượng giảm, và ngược lại. Theo đó, tuy dài ngắn khác nhau, nhưng việc tăng hoặc giảm đó thường diễn ra liên tục trong nhiều năm theo hai chiều trái ngược nhau mang tính chất chu kỳ rất rõ nét.
Trong điều kiện như vậy, với vai trò đặc biệt quan trọng hiện nay và trong những năm tới, Việt Nam góp phần có ý nghĩa quyết định khiến xu thế “sốt lạnh” giá hồ tiêu thế giới gần như không thể đảo ngược. Thế nhưng, vẫn có thể hy vọng rằng sau “vòng xoáy” tăng phi mã diện tích gần đây, sẽ không diễn ra “nửa vòng xoáy chặt” trong những năm tới.
Cơn sốt lạnh chỉ mới bắt đầu?
Rất đáng tiếc là tới thời điểm này, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc (FAO) mới chỉ công bố số liệu thống kê diện tích và sản lượng hồ tiêu thế giới đến năm 2014, còn Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) chỉ đưa ra số liệu thống kê về thương mại năm 2015 và một phần năm 2016.
Tuy nhiên, gần như đã có đủ cơ sở để khẳng định rằng, năm 2015 đã là đỉnh điểm của cơn sốt nóng giá hồ tiêu thế giới, còn năm 2016 đã bắt đầu tụt dốc và đà này sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm tới. Sở dĩ như vậy là bởi những lẽ chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, nếu như sản lượng hồ tiêu thế giới năm 2006 đạt kỷ lục 467.000 tấn thì những năm tiếp theo hầu như liên tục giảm và chạm đáy vào năm 2012 với 416.000 tấn, còn hai năm tiếp theo tuy liên tục tăng khá, nhưng cũng chỉ đạt 462.000 tấn.
Với lợi thế cạnh tranh đáng nể, đồng thời được sự yểm trợ mạnh mẽ của giá xuất khẩu thấp, Việt Nam có thể khiến các đối thủ cạnh tranh yếu thế càng yếu hơn. Khó khăn mà cây “gia vị vua” này của nước ta phải đối mặt chắc chắn sẽ còn rất lớn, nhưng cơ hội để tự khẳng định mình cũng rất rõ ràng.
Trong điều kiện nguồn cung bị thắt chặt như vậy, giá hồ tiêu thế giới hầu như liên tục tăng, trong đó có một số năm tăng rất mạnh là điều dễ hiểu.
Thứ hai, trong điều kiện nguồn cung vẫn còn hạn hẹp như vậy, việc Việt Nam tuy đạt sản lượng kỷ lục vào năm 2015 (với 177.000 tấn) nhưng lại giảm rất mạnh xuất khẩu (giảm 24.000 tấn) là nguyên nhân rất quan trọng khiến thị trường hồ tiêu thế giới khan hàng và sốt giá lên tới đỉnh điểm.
Nếu như toàn bộ lượng hồ tiêu Việt Nam sản xuất trong năm 2015 được đẩy ra thị trường thế giới như những năm trước đó, thì tổng xuất khẩu của thế giới năm 2015 sẽ không dừng lại ở mức 406.000 tấn - mức tương tự như năm 2014 - mà sẽ là ba năm liên tiếp tăng, cho nên giá không thể đạt kỷ lục mọi thời đại hơn 8.700 đô la Mỹ/tấn (xem biểu đồ).
Thứ ba, trong điều kiện diện tích và sản lượng của 35 quốc gia sản xuất hồ tiêu khác đã ổn định trong hai năm 2013-2014 như đã nói ở trên, chỉ riêng Việt Nam tăng “khủng” cũng đủ làm cho thị trường thế giới bão hòa, mà việc giảm giá năm 2016 cũng như những tháng đầu năm nay chỉ là bước khởi đầu.
Các số liệu thống kê chưa đầy đủ của ITC năm 2016 cho thấy, giá hồ tiêu xuất khẩu bình quân của các quốc gia có số liệu thống kê đã giảm khá mạnh, xuống chỉ còn gần 8.000 đô la Mỹ/tấn, còn giá xuất khẩu ước tính ba tháng đầu năm nay của nước ta giảm mạnh xuống chỉ còn 6.435 đô la Mỹ/tấn.
Trong khi đó, với việc “tăng siêu tốc” hơn gấp đôi diện tích chỉ trong bốn năm gần đây, nếu không có gì đột biến, sản lượng hồ tiêu của nước ta năm nay sẽ vượt ngưỡng 220.000 tấn.
Nếu giả định rằng, tổng sản lượng của 35 quốc gia sản xuất hồ tiêu khác vẫn chỉ “giậm chân tại chỗ” ở mức 310.000 tấn như từ năm 2013, tức là mục tiêu chiến lược tăng năng suất hiện nay của Ấn Độ không thành công, cũng như nỗ lực gia tăng diện tích và sản lượng của một số quốc gia khác như Brazil, Malaysia... cũng không đóng góp được gì thì tổng sản lượng hồ tiêu của thế giới vào cuối thập kỷ này sẽ chạm ngưỡng 600.000 tấn. Điều này có nghĩa là, sản lượng hồ tiêu thế giới từ năm 2012 đến cuối thập kỷ này sẽ tăng khoảng 6%/năm, thấp hơn không nhiều so với giai đoạn sản lượng tăng “sốc”, còn giá thì giảm “siêu tốc” từ 4.660 đô la Mỹ/tấn năm 1998 xuống mức đáy 1.729 đô la Mỹ/tấn vào năm 2004.
Nói cách khác, do được kích thích rất mạnh bởi giá liên tục tăng vì nguồn cung ngày càng hạn chế trong gần 10 năm qua, sản lượng hồ tiêu thế giới đã có dấu hiệu tăng từ năm 2013 và chắc chắn sẽ còn tăng mạnh hơn trong những năm tới, còn giá thì đã bắt đầu giảm từ năm 2016 và chắc chắn sẽ còn giảm mạnh trong nhiều năm tới, ít nhất có lẽ là đến năm 2020. Đó là quy luật không thể cưỡng lại được của thị trường thế giới mà lần này chúng ta đóng vai trò chủ lực.
Vẽ lại bản đồ hồ tiêu thế giới?
Với năng suất cao gấp khoảng 2,5 lần so với năng suất bình quân của thế giới và diện tích hơn một phân tư diện tích hồ tiêu của thế giới, nếu Việt Nam giảm mạnh diện tích hoàn toàn có thể làm thay đổi rất nhanh tình trạng bão hòa của thị trường hồ tiêu thế giới như đã nói ở trên.
Tuy nhiên, có thể dựa vào những căn cứ chủ yếu sau đây để kịch bản này không xảy ra:
Thứ nhất, với lợi thế cạnh tranh đáng nể của mình, đồng thời lại được sự yểm trợ mạnh mẽ của giá xuất khẩu thấp, Việt Nam có thể khiến các đối thủ cạnh tranh yếu thế càng yếu hơn.
Trong 36 quốc gia trồng hồ tiêu năm 2014 thì có tới 22 quốc gia chiếm 70% diện tích hồ tiêu của thế giới chỉ có năng suất dưới 1 tấn/héc ta. Trong đó, hai “người khổng lồ” số 1 và số 2 là Indonesia và Ấn Độ, với 163.000 héc ta và 124.000 héc ta (chiếm gần 60%), nhưng năng suất lại chỉ đạt hơn 5 tạ/héc ta và hơn 4 tạ/héc ta. Xu hướng giá tiếp tục giảm mạnh trong những năm tới sẽ tạo ra sức ép lớn hơn rất nhiều khiến nhiều vùng có năng suất thấp hơn nữa ở những nước này phải xóa sổ hồ tiêu.
Trong khi đó, với việc giá hồ tiêu trong nước đã giảm hơn một nửa so với mức đỉnh trong tháng 3 vừa qua, với năng suất vượt trội, theo đánh giá của một số nông dân trồng hồ tiêu nước ta, cây trồng này vẫn mang lại lợi nhuận mà cây cà phê hay cao su không thể sánh kịp.
Thứ hai, trong điều kiện như vậy, những người nông dân trồng hồ tiêu nước ta có thể tự bảo vệ mình bằng hai cách. Trước hết, thay vì “ép” hồ tiêu cho năng suất và sản lượng tối đa như trong những năm vừa qua, sắp tới là những giải pháp ngược lại. Bên cạnh đó, với tiềm lực kinh tế sẵn có, găm hàng chờ giá, chọn thời điểm thuận lợi để xả hàng như lâu nay, cũng là giải pháp hữu ích.
Thứ ba, trong điều kiện khó khăn, các giải pháp tổng hợp như tăng cường liên kết để sản xuất hồ tiêu sạch, chuyển sang những mặt hàng mới, tăng cường công nghiệp chế biến... chắc chắn cũng giúp cho cây hồ tiêu nước ta trụ vững trong thời đoạn khó khăn.
Theo Nguyễn Đình Bích - Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn




Chi tiết